Tìm kiếm nâng cao
...
Lịch sử văn học Trung Quốc. Tập 2.

Nhà xuất bản: Giáo dục
Năm xuất bản:2001
Tác giả: Viện KHXH Trung Quốc. Sở nghiên cứu văn học.
Loại ấn phẩm: Sách
Hiện có: 1 cuốn sẵn sàng mượn
Số ĐKCB
Đăng nhập để mượn

Giới thiệu sách
Cục diện cát cứ hỗn loạn vào cuối đời Đường và Ngũ đại rốt cục đến Bắc Tống đã thống nhất lại. Để củng cố nền thống trị, vương triều Triệu Tổng đã tăng cường chế độ tập quyền ; quân sự, tài chính, tư pháp đều do trung ương nắm giữ. Nhờ đó đã ngăn được thế lực địa phương trỗi dậy, không lâm vào tình trạng đối đầu giữa tiết độ sứ và triều đình như ở đời Đường, cục diện trong nước tương đối yên ổn. Đồng thời, để khôi phục và phát triển kinh tế, vương triều Triệu Tống cũng có những cố gắng, như áp dụng các biện pháp có lợi cho sản xuất nông nghiệp, bãi bỏ nhiều loại quyền góp thuế khóa nặng nề. Thành ra, cảnh tượng "ruộng vườn hoang phê do binh hỏa loạn li mà các nhà thơ thời Ngũ đại thường nói đến lại dẫn dà biến thành cảnh tượng phồn vinh. Như nhà thơ đầu Tống đã từng ca ngợi : Lúa về sân, thóc đầy xe, Cho gà nhộn nhịp, nhà nhà dâu đay. (Dảng Bạch: Thăm lúa) Song song với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp cũng phát triển chưa từng thấy, thu hút vô số người buôn bán nhỏ và người làm nghề thủ công vào các thành phố lớn vốn là trung tâm công thương nghiệp, hình thành một tầng lớp thị dẫn đông đảo. Cục diện phón vinh ấy có bị vùi dập do sự xâm lược của người Kim, nhưng sau "sự biến Tĩnh Khang" (") thì nước Nam Tống náu mình ở phương Nam vẫn là một "mảnh trời nhỏ" có kinh tế phát triển. Văn hóa đời Tống đã được xây dựng trên cơ sở đó. Trên lịch sử văn hóa Trung Quốc, có mấy triều đại được đặt ngang hàng nhau: văn học đời "Đường, Tống"; hội họa đời "Tống. Nguyên"; tư tưởng học thuật đời "Hán, Tống" trong đó chỗ nào cũng kể đến Tống cả.

Copyright © 2020 hdiu.edu.vn. All rights reserved.
Thư viện Đại học Đông Đô hiển thị tốt nhất với trình duyệt Chrome, Firefox, Internet Explorer 8.