Tìm kiếm nâng cao
...
Hồ Chí Minh, nhà báo cách mạng

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Năm xuất bản:2003
Tác giả: Cao Ngọc thắng,
Loại ấn phẩm: Sách
Hiện có: 1 cuốn sẵn sàng mượn
Số ĐKCB
Đăng nhập để mượn

Giới thiệu sách
Hồ Chí Minh - Nhà báo cách mạng/ Cao Ngọc Thắng. - Hà Nội: Nxb. Thanh niên, 2008. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỷ XIX đã có “Gia Định báo” và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ngày 21/06/1925 đã mở ra một dòng báo chí mới: Báo chí Cách mạng Việt Nam. Từ khi có báo “Thanh niên”, báo chí Việt Nam mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội. Ban Bí thư Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam ra Quyết định Số 52 ngày 05/02/1985 lấy ngày ra số đầu tiên của Báo Thanh Niên làm Ngày Báo chí Việt Nam (21/06/1925). Và vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày Báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2023), Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách “Hồ Chí Minh - Nhà báo cách mạng” của Nhà báo Cao Ngọc Thắng. Sách được Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2008. Tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với lịch sử phát triển và trưởng thành của Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp oanh liệt và phong phú của Người, hoạt động báo chí chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc viết bài báo đầu tiên “Tâm địa thực dân”. Đã gần một thế kỷ qua, nhưng khi đọc lại bài báo ấy ta vẫn thấy âm hưởng khúc dạo đầu một bản anh hùng ca của một tâm hồn nhiệt huyết cách mạng, khát vọng lý tưởng độc lập tự do ngay từ những bài viết mở đầu cho sự nghiệp Báo chí Cách mạng của Người. Năm 1969, với bút danh T.L, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo cuối cùng “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng”, Đây có thể coi là lời tự tổng kết cho sự nghiệp Báo chí Cách mạng của Người thật là chính xác, thật là dung dị. Qua 143 trang sách, ta nhận ra: Suốt nửa thế kỷ cầm bút, Nhà báo Cách mạng Hồ Chí Minh luôn trung thành với lý tưởng “Vì dân, vì nước, vì hòa bình, Độc lập Tự do”, Người đem đến cho người đọc thời đại mình những khát vọng của một tâm hồn vĩ đại, một trí tuệ vô song, để từ đó thổi bùng lên trong lòng mỗi con người ngọn lửa đấu tranh chống áp bức, cường quyền, chống sự nô dịch, tha hóa, giành lại những quyền mà con người và các dân tộc được hưởng; và thắp sáng lên trong nhân loại tình yêu thương con người, yêu Chân - Thiện - Mỹ, Hòa bình - Hạnh phúc trong Độc lập - Tự do. Hoạt động báo chí vì mục đích cách mạng nên Người coi báo chí là vũ khí, công cụ, phương tiện và sử dụng nó để tiến hành cách mạng. Cũng vì vậy, Người “mắc nợ” với báo chí, với lịch sử. Cũng chính vì vậy, Người đã để lại một di sản quý báu in dấu vào lịch sử cách mạng Việt Nam và lịch sử thế kỷ XX, đó là những tư tưởng, tình cảm đậm đà tính triết lý, mẫu mực mà kết quả đó được đúc kết thành tư tưởng thời đại. Đồng thời qua cuốn sách “Hồ Chí Minh - Nhà báo cách mạng” những lời dạy của Người về vinh dự và trách nhiệm xã hội của người làm báo, về nghề báo như: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì và viết như thế nào?… đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự, vẫn là những đòi hỏi cần tu dưỡng và rèn luyện không ngừng.

Copyright © 2020 hdiu.edu.vn. All rights reserved.
Thư viện Đại học Đông Đô hiển thị tốt nhất với trình duyệt Chrome, Firefox, Internet Explorer 8.