Phương pháp lập trình cấu trúc là phương pháp tổ chức và phân chia chương trình thành các hàm, thủ tục đơn giản và thực hiện làm mịn dẫn theo hướng từ trên xuống (Top-down), chúng được dùng để xử lý dữ liệu nhằm giải quyết một số công việc cụ thể. Người lập trình có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Pascal hoặc C... để viết chương trình. Với phương thức truyền thống này đã không đáp ứng được các bài toán lớn, các chương trình phức tạp với dữ liệu lớn; chính vì thế phương pháp lập trình hướng đối tượng ra đời.
Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming – OOP) là một phương pháp mới trên bước đường tiến hoá của việc lập trình máy tính, làm cho chương trình trở nên linh hoạt, tin cậy và dễ phát triển. Bước đầu tiên trong OOP là xác định tất cả các đối tượng muốn thao tác và làm thể nào để xác định được các yếu tố liên quan giữa chúng. Phương pháp 00P tập trung chủ yếu vào dữ liệu. Các khái niệm và quy tắc được sử dụng trong lập trình hướng đối tượng cung cấp những lợi ích quan trọng là các tính chất đóng gói dữ liệu – Encapsulation (dữ liệu được bảo vệ), tinh kế thừa Inheritance (xây dựng các lớp mới từ các lớp đã có sẵn) và tính đa hình Polymorphism.
Lập trình hướng đối tượng là cánh cửa mở cho tất cả những ai muốn làm phần mềm bằng những ngôn ngữ lập trình theo hướng đối tượng, có mù lệnh mở rộng của C và Cet như ngôn ngữ lập trình Visual C++6.0, Visual C++.Net, Visual C#.Net và Java.
Giáo trình được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy môn "Kỹ thuật lập trình hướng đối tượng bằng C++" của tác giả trong nhiều năm tại một số trường Cao đẳng và Đại học. Trong giáo trình tác giả đã cố gắng trình bày một cách tỷ mỷ, có dẫn dắt người đọc đi sâu tìm hiểu mục đích của từng chủ để, sau đó thực hiện viết chương trình trên máy tính để kiểm tra và đánh giá kết quả.
Giáo trình được biên soạn về Kỹ thuật lập trình hướng đối tượng căn bản bằng C++ cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin và cho những ai quan tâm đến phương pháp lập trình hướng đối tượng để phát triển những ứng dụng độc lập với môi trường, hay để xây dựng các ứng dụng thực tế.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS. TS Nguyễn Trường Xuân, GVC. ThS Hoàng Kim Bảng (Đại học Mỏ – địa chất), PGS. TS Đặng Văn Đức (Viện Công nghệ Thông tin), GS. Phạm Văn Ất (Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Giao thông vận tải) và các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình dìu dắt, chỉ bảo, động viên và đóng góp ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành giáo trình này. -
Mặc dù cố gắng rất nhiều, nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày càng tốt hơn. Thư góp ý xin gửi về Công ty Cổ phần Sách Đại học – Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn!